Chuyển tới nội dung
Trang chủ » Tiếp thị nội dung » Câu hỏi cần trả lời khi làm content marketing

Câu hỏi cần trả lời khi làm content marketing

Hãy thử trả lời 5 câu hỏi sau đây trước khi sáng tạo ra bất kỳ một mẩu content marketing nào đó.

1. Ai đọc content của bạn?

Theo các mô hình bài viết truyền thống, thường sẽ có 2 dạng người đọc. Một là người đọc nhìn chung, hai là người trả tiền để bạn viết (paid content). Điều này không khó hiểu đối với tư duy của người đầu tư là cần thấy sản phẩm hoặc thông tin về sản phẩm được nhắc nhở tối đa trên mặt bài viết.

Tuy nhiên, ở góc nhìn của người đọc nhìn chung, họ không quan tâm đến việc bạn đã bỏ bao nhiêu tiền để có bài viết này. Họ chỉ quan tâm đến họ – người bỏ thời gian để đọc content của bạn, sẽ được lợi ích gì mà thôi. Vì vậy, hãy chọn đối tượng độc giả của bạn. Một và chỉ một.

Thực tế, trong nhiều năm làm việc với khách hàng từ quốc tế đến Việt Nam, số khách hàng chấp nhận lý tưởng này là 0%. Tuy nhiên, bạn sẽ thấy xu hướng này ngày càng tăng lên. Bạn có thể làm một “blind test” để tìm hiểu suy nghĩ thực sự của người tiêu dùng về sản phẩm thì sao lại không thể làm “zero-branded content” để phục vụ cho mối quan tâm của người đọc?

2. Người đọc được lợi ích gì từ nội dung của bạn?

Tiếp nối câu hỏi số 1 ở trên, khi đã xác định được đối tượng người đọc, bạn hãy xem họ là một người bạn và nghĩ xem họ sẽ cần những thông tin nào. Hãy theo đuổi những nguyên tắc rất đơn giản sau đây:

– Đói cần ăn
– Buồn ngủ cần ngủ
– Bệnh cần thuốc
– Xấu cần đẹp
– Thiếu tự tin cần tự tin
– Yếu cần khoẻ…

Khi đã thành thạo trong bước này, bạn sẽ thấy việc tìm ra điểm níu chân người đọc (the hook) dễ dàng thế nào!

3. Bạn có bao nhiêu phần trăm thông tin sản phẩm?

Câu hỏi này đặt ra ở đây là để nhắc nhở bạn rằng, chúng ta không tạo ra content để bán hàng, nhưng mục đích cuối cùng vẫn là, làm thế nào để người đọc muốn mua hàng hoặc nhớ đến thương hiệu (có liên quan đến nội dung) sau một quá trình gắn bó với content của bạn.

Đây không hẳn là thử thách khó cho người viết nhưng bạn cần thời gian để chuyển đổi. Nếu có thể, hãy học cách viết PR cho các nhãn hàng bị cấm quảng cáo ở Việt Nam.

Nên nhớ, Việt Nam là một trong những thị trường khó khăn và nghiêm ngặt nhất trên thế giới, thế nhưng các nhãn hàng vẫn có thể lồng ghép thông tin sản phẩm vào được thì chắc chắn bạn có thể làm được!

Một người làm content thấu hiểu về content marketing khác với một người làm content bình thường ở chỗ, họ biết cách định vị mục tiêu của từng mẩu content được tạo ra, và dĩ nhiên trong đó không thể thiếu quá trình cân đo đong đếm các nguyên liệu, gia vị và tìm hiểu thực khách

4. Tính độc đáo?

Ngày nay, việc sao chép các nội dung có sẵn trên internet là việc làm quá hiển nhiên. Tuy nhiên, người làm content cần lưu ý, tính độc đáo là tiêu chuẩn quan trọng nhất của bất kỳ mẩu content nào.

Nếu thông tin của bạn là độc nhất, mới nhất, bạn có thể bỏ qua câu hỏi này. Nhưng nếu không, hãy chấp nhận sự giống nhau về mặt thông tin, nhưng câu chữ và cách thể hiện nên là của bạn (tốt nhất là theo cách chỉ có bạn có).

Điều đó đòi hỏi bạn phải sáng tạo trong cách kể chuyện và truyền tải thông tin. Đối với người đọc Việt Nam nhìn chung, phong cách dễ lôi cuốn nhất chính là: (1) chuyên gia chia sẻ, (2) sự thật bất ngờ, (3) hài hước hoặc gây tò mò.

Một gợi ý nhỏ, hãy tìm đọc câu chuyện về Bác Ba Phi – một trong những người kể chuyện hay nhất trong lịch sử content marketing Việt Nam (theo ý kiến chủ quan của tác giả).

5. Bước tiếp theo là gì?

Người làm content giỏi là người có chiến lược tốt trong cả việc sử dụng lẫn tái sử dụng tài nguyên content (content resoure). Khi viết bài hiện tại, bạn đã phải có sẵn trong đầu outline của những bài viết kế tiếp.

Content Marketing không dừng lại ở một mẩu content mà là một quá trình xây dựng mối quan hệ với khách hàng/người đọc qua content. Vậy nên nếu bạn không biết bước tiếp theo phải làm gì thì hãy khoan phát triển chi tiết hơn bất kỳ content nào!

Home
Kiến Thức
Training
Menu
×